Tâm lý con người & những cái kho
“Sở thích tích trữ đồ” - bạn không phải là người duy nhất!
Tâm lý tự nhiên của con người là tích trữ, chúng ta có thói quen giữ lại mọi thứ từ vỏ hộp sản phẩm, đồ chơi, các loại máy móc không còn chức năng sử dụng phù hợp đến quần áo giày dép đã lâu không dùng tới với suy nghĩ rằng mình sẽ dùng đến chúng “vào một ngày nào đó”.
Nhưng để có một cuộc sống chất lượng, ta nên có sự cân bằng giữa việc thêm vào và bớt đi. Và việc tích trữ đồ đạc không cần thiết có ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người ở, đồng thời chiếm dụng phần lớn không gian, mang đến sự ngột ngạt.
ForestA thường xuyên thăm hỏi các dự án hàng năm và phát hiện ra rằng đồ đạc trong nhà của gia chủ ngày một nhiều lên sau mỗi lần chúng tôi có dịp ghé thăm và căn nhà cũng dần đánh mất đi vẻ tinh giản và gọn gàng vốn có.
Hiểu rõ điều đó, đến với mỗi dự án ForestA đều chủ động quan tâm đến yếu tố “không gian trống” và “những cái kho” với mong muốn chuẩn bị tốt nhất cho cuộc sống tương lai của chủ đầu tư. Bởi khi được khách hàng tin tưởng cho chúng tôi cơ hội kiến tạo nên không gian sống, ngoài những yêu cầu cá nhân, các yếu tố an toàn, thẩm mỹ,… thì sự thoải mái, thư giãn và cân bằng luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.
Rõ ràng là vật dụng luôn cần thiết để phục vụ đa dạng nhu cầu của cuộc sống hiện đại, và lối sống tối giản tối đa của người Nhật đang rất “trendy” cũng không hoàn toàn phù hợp với số đông. Bên cạnh việc gợi ý những cách để không biến nhà thành “cái kho”, chúng tôi luôn chú trọng việc tìm ra giải pháp tối ưu cho gia chủ để giải quyết vấn đề cân bằng không gian.
Vậy, với “một cái kho” thì như thế nào?
Một cái kho trong nhà có phải chăng là một giải pháp hiệu quả?
Chúng ta vẫn có thể cất giữ, chỉ khác là ta tập trung tất cả vật phẩm đó vào một chỗ, ngày này qua ngày khác. 1 năm, 2 năm, 5 năm, 10 năm cho đến một ngày bạn nhận ra rằng cái kho chật cứng và bám đầy bụi, bạn không thể nhớ được rằng bạn đang lưu trữ cái gì trong đó và cho dù bạn có thể nhớ ra thì bạn cũng sẽ bỏ cuộc khi mò tìm nó trong một núi đồ đạc khổng lồ. Và cả đến một ngày tổng vệ sinh nào đó, những vật dụng “sẽ có ích” này sẽ được thẳng tay tống ra ngoài.
Một cái kho lớn có vẻ không phải là giải pháp tối ưu, vì gia chủ không thể sử dụng vật dụng hết năng suất của chúng, và những đồ linh tinh lại chiếm mất một khoảng không đáng kể – nhưng lại ít có cơ hội được sử dụng trở lại từ khi được đưa vào kho.
Thế với giải pháp “những cái kho” thì sao?
Làm thế nào để căn nhà sau vài năm quay lại vẫn giữ được vẻ gọn gàng và tinh tế cho gia chủ như những ngày đầu luôn là điều ForestA trăn trở. Nghĩ đến và đồng hành cùng với gia chủ tiến về tương lai là phương châm của chúng tôi.
Thay vì một cái kho lớn và hiếm khi mở ra dùng đến, vậy những cái kho nhỏ hơn thì sao?
Song song với việc khuyến khích gia chủ hạn chế tích trữ đồ dùng không dùng đến, những thiết kế của ForestA luôn lồng ghép những cái kho nhỏ trong mọi không gian. Với giải pháp này, đồ dùng cho không gian nào đều có nơi lưu trữ ngay tại không gian đấy, dưới nhiều cách thức và diện tích khác nhau, với điểm chung là đều vô cùng tiện dụng, dễ dàng cho việc lấy ra và cất giữ trở lại.
Không gian sống khi này có 2 hình thức: cái kho – và những khoảng trống, giờ đây, mỗi không gian mới thực sự có thể phát huy hết mọi chức năng của chúng.
“Minimalism is not the lack of something, it is the perfect amount of something.”
– Sưu tầm
Một số giải pháp “những cái kho” được ForestA áp dụng trong các dự án nhà ở.
Author: Trần Nguyễn Phương Minh & Trịnh Thu Thủy
- post
- blog
- foresta
- kienthuc
- kientruc
- architecture
- lifestyle
- doisong
- tamlyhoc
- tamyconnguoi
- minimalism
- minimalist
- caikho